Thursday, 05/12/2024 - 19:26|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Huệ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP NĂM HỌC 2024-2025

 

UBND HUYỆN LONG ĐIỀN

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ

 

Số: 132/KH-CSNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Phước Hưng, ngày 06 tháng 09 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP

Năm học 2024 – 2025

 

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường;

Căn cứ Quyết định số 2236/QĐ-UBND ngày 19/8/2024 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Căn cứ công văn số 3219/SGDĐT-GDTrHTX ngày 24/8/2023 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và giảng dạy nội dung giáo dục địa phương từ năm học 2023-2024;

Căn cứ Quyết định số 1530/QĐ-UBND ngày 29/6/2023 của UBND tỉnh BRVT về việc phê duyệt Tài liệu hướng dẫn dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Công căn số 1028/PGDĐT-VP ngày 16/8/2023 của PGDĐT về việc triển khai Quyết định số 1530/QĐ-UBND ngày 29/6/2023 của UBND tỉnh BRVT về việc phê duyệt Tài liệu hướng dẫn dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị, trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường năm học 2024 – 2025 cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12; ở cấp tiểu học được gọi là Hoạt động trải nghiệm, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của học sinh trong các mối quan hệ với bản thân, xã hội, môi trường tự nhiên và nghề nghiệp; được triển khai qua bốn mạch nội dung hoạt động chính: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp.

Nội dung Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Giai đoạn giáo dục cơ bản: nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai.

II. CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG:

1. Hoạt động chủ điểm trong tháng: Sinh hoạt dưới cờ theo toàn trường hoặc khối (1 tiết/tuần)

2. Hoạt động sinh hoạt lớp học: Khối 6, 7, 8, 9: Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt theo chủ điểm do giáo viên chủ nhiệm thực hiện; sinh hoạt theo các chủ đề đã qui định trong khung phân phối chương trình (3 tiết/tuần).

3. Tổ chức dạy học lồng ghép ở các môn: Công nghệ, Tin học, GDCD, GDĐP, Âm nhạc-Mỹ thuật (thực hiện theo Quyết định số 1530/QĐ-UBND ngày 29/6/2023 của UBND tỉnh BRVT về việc phê duyệt Tài liệu hướng dẫn dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

III. CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Lãnh đạo xây dựng kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp (căn cứ vào các văn bản chỉ đạo).

Phân công giáo viên phụ trách: GVCN, và một số GV có năng lực chuyên môn.

Giáo viên được phân công tổ chức thực hiện kế hoạch Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp thống nhất nội dung hoạt động trong khối. Từ đó xây dựng khung chương trình và soạn kế hoạch bài dạy theo quy định.

Tổ trưởng chuyên môn có môn học lồng ghép tổ chức lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào PPCT của môn học có liên quan.

Tổ chức chuyên đề Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh theo đúng quy định.

Trong quá trình đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, cần kết hợp các hình thức đánh giá:

+ Học sinh tự đánh giá;

+ Tập thể học sinh (tổ, nhóm, lớp) đánh giá;

+ GVCN đánh giá.

Thiết bị, phương tiện Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Tận dụng các trang thiết bị được cung cấp như máy móc, nhạc cụ, băng hình, tranh ảnh, khổ giấy lớn, tích cực làm đồ dùng dạy học đơn giản như các biểu bảng, sơ đồ, tranh ảnh, phiếu học tập. Các trang thiết bị, phương tiện là điều  kiện để thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp làm tăng tính hấp dẫn, gây hứng thú hoạt động cho học sinh.

IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG:

Thời gian thực hiện: trong cả năm học, mỗi tháng theo một chủ đề đã qui định (Phân phối chương trình - đính kèm).

Phân công thực hiện:

*Phụ trách chung:

Bà: Nguyễn Thị Hồng Hà  - Hiệu trưởng

Ông: Nguyễn Hữu Tuấn  - Phó hiệu trưởng

Ông Văn Gia Bửu - Phó hiệu trưởng

* Soạn Phân phối chương trình:

Khối 6: thầy Triệu Mạnh Tân

Khối 7: cô Hoàng Phúc Thị Minh Hiền (nhóm trưởng)

Khối 8: cô Nguyễn Thị Thanh Thủy

Khối 9: thầy Lê Văn Nga

* Phụ trách việc tổ chức và thực hiện giáo dục Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp ở  các lớp: Có bảng phân công dạy học và thời khoá biểu đính kèm.

Giáo viên được phân công dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp phải xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo mẫu tại công văn 5512.

Tùy tình hình thực tế có thể điều chỉnh phân công cho phù hợp.

Công tác kiểm tra đánh giá: Ban lãnh đạo nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

GVCN chịu trách nhiệm hoàn thành kết quả đánh giá kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định và cập nhật kết quả lên hệ thống VNEdu theo đúng quy định;

Trên đây là kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp dành cho học sinh  năm học 2024-2025. Đề nghị giáo viên được phân công nghiêm túc thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:

- Các tổ chuyên môn;

- Lưu VT.

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Hữu Tuấn

 

 


Tập tin đính kèm
Tác giả: Trường THCS Nguyễn Huệ
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 32
Hôm qua : 35
Tháng 12 : 178
Năm 2024 : 13.229